Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015
Cây lựu hạnh là
một loài cây có nguồn gốc từ Ba Tư đến Ấn Độ. Nó được phát triển tại nhiều quốc
gia và được trồng rộng rãi ở Gruzia, mỹ, Iran, Ấn Độ, lục điạ Đông Nam Á trong
đó có cả Việt Nam.
Lựu hạnh còn có tên gọi khác
là cây hoa lựu, cây thừu lựu, thạch lựu, lựu kép. Cây Lựu hạnh có tên khoa học
là punica grantatum và có tên tiếng anh là pomegranate thuộc họ myrtaceae
punicacea. Ngoài ra lựu hạnh còn chia thành hai loại: cây lựu hạnh cho hoa và
cây lựu hạnh cho quả.
Lựu hạnh là một loại cây trồng lâu năm, chúng có thể sống hàng chục năm thậm chí là hàng trăm năm. Phần lớn lựu hạnh có hoa đều là cánh kép, dày, có mà đỏ tươi hoặc màu đỏ cam. Cây lựu hạnh trên thế giới có nhiều màu nhưng ở Việt Nam lựu hạnh phần lớn chỉ cho hoa màu đỏ rực rỡ, ra hoa cả ở đầu cành. Cứ theo quy luật, mùa đông càng lạnh thì cây lựu hạnh cho hoa càng đẹp, ngược lại những nơi cớm nắng thì cây lựu hạnh ít có khả năng cho hoa được, nếu cây lựu hạnh có thể ra hoa vào thời điểm cớm nắng đó thì hoa sẽ xấu nhưng rất hiếm khi cây lựu hạnh có thể cho ra hoa vào thời tiết đó. Cây lựu hạnh là loại cây thân gỗ nhỏ, thấp. Cây lựu hạnh có chiều cao trung bình từ 5-8m, khi còn non thì thân cây có màu xám đỏ, già thì có màu xám. Cây lựu hạnh thuộc loại cây lá đơn, mọc đối, mép nguyên hình thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chóp buồm, có cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rĩ, mặt dưới có màu hanh hơi đỏ. Cuống lá cũng màu đỏ hình lòng máng có cánh ở hai bên, dài từ 0,5-0,7cm. Cây lựu hạnh là loại cây không có lá kèm.
Trước đây, nhiều người thường
hay kén chọn những loại cây quý hiếm như tùng, bách, xanh, si, mai, đa, kim
quýt,.... để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn nên quan tâm
nhiều đến chủng loại có giá trị thật sự của một tác phẩm nghệ thuật ý nghiã của
cây bonsai. Cây hoa lựu hạnh là một loại cây kiểng đẹp được dùng nhiều trong việc
trang trí nhà ở, vườn cây hay trong văn phòng làm việc. Người ta quan niệm cây
hạnh lựu là điềm báo của sự giàu có. Theo phong thủy thì nó đen lại tài lộc,
đón may mắn cho gia đình nếu trồng trong chậu hay bồn trước cửa nhà. lựu hạnh
cũng là một loài cây được thi nhân xưa miêu tả vẻ đẹp rất nhiều với hình ảnh những
bông hoa lựu đỏ thắm.
Nguyễn Du đã từng
viết:
"Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu
lập lòe đơm bông".
Còn Nguyễn Trãi
thì viết rằng:
"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".
Ngoài ra lựu hạnh
còn nổi tiếng vì nó là loài hoa duy nhất được xuất hiện trên quốc huy của đất
nước Tây Ban Nha. Trên quốc huy của họ có vẽ những bông hoa lựu hạnh đỏ thắm,
chứng minh cho sự tôn trọng của người Tây Ban Nha đối với loài cây này.
Ngoài tác dụng dùng để làm kiểng, làm vật phong thủy đón may mắn và tài lộc vào nhà thì ngoài ra cây lựu hạnh còn có tác dụng như một loại thảo dược cổ truyền của đông y. Rễ cây lựu hạnh có chứa chất độc pelletiein và isopelletierin, do vậy có thể trừ giun sán. Không chỉ vậy, vỏ của quả hạnh lựu còn có thể chữa được bệnh tiêu chảy theo như y học dân gian truyền lại. Cây lựu hạnh còn là một loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, cây lựu hạnh có thể nhân giống bằng cách chiết cành vào mùa mưa để cây trồng dễ sinh trưởng và phát triển hoặc là nhân giống cây lựu hạnh bằng cách dùng hạt để trồng, tuy nhiên cách này rất tốn thời gian. Cây hạnh lựu là một loại cây ưa nóng và chịu hạn tốt, cây không đòi hỏi phải có đất tốt và dinh dưỡng cao như nhiều loại cây khác nên có thể trồng phổ biến trên hầu hết các tỉnh ở trong nước. Mặc dù là loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng và phát triển nhưng để cây có sự phát triển tốt nhất thì ta nên trồng cây hạnh lựu trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn có một lưu ý nhỏ là khi cây phát triển ổn định ta nên cắt sửa, tạo dáng khi hạnh lựu lên cao nên cắt xuống cách mặt đất 20-30cm (2-3 tấc), chỉ nên chừa lại 3-4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sở thích.
Ngoài tác dụng dùng để làm kiểng, làm vật phong thủy đón may mắn và tài lộc vào nhà thì ngoài ra cây lựu hạnh còn có tác dụng như một loại thảo dược cổ truyền của đông y. Rễ cây lựu hạnh có chứa chất độc pelletiein và isopelletierin, do vậy có thể trừ giun sán. Không chỉ vậy, vỏ của quả hạnh lựu còn có thể chữa được bệnh tiêu chảy theo như y học dân gian truyền lại. Cây lựu hạnh còn là một loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, cây lựu hạnh có thể nhân giống bằng cách chiết cành vào mùa mưa để cây trồng dễ sinh trưởng và phát triển hoặc là nhân giống cây lựu hạnh bằng cách dùng hạt để trồng, tuy nhiên cách này rất tốn thời gian. Cây hạnh lựu là một loại cây ưa nóng và chịu hạn tốt, cây không đòi hỏi phải có đất tốt và dinh dưỡng cao như nhiều loại cây khác nên có thể trồng phổ biến trên hầu hết các tỉnh ở trong nước. Mặc dù là loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng và phát triển nhưng để cây có sự phát triển tốt nhất thì ta nên trồng cây hạnh lựu trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn có một lưu ý nhỏ là khi cây phát triển ổn định ta nên cắt sửa, tạo dáng khi hạnh lựu lên cao nên cắt xuống cách mặt đất 20-30cm (2-3 tấc), chỉ nên chừa lại 3-4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sở thích.
Cây lựu hạnh được trồng làm cây cảnh, cây ăn quả với nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Cây lựu hạnh còn được trồng trong chậu làm cảnh, làm thuốc. Cây lựu hạnh trồng trong chậu làm cây bonsai, cây cảnh đẹp trang trí văn phòng, trang trí không gian nhà ở. Về giá trị tinh thần thì cây lựu hạnh mang đến may mắn và tài lộc đến cho gia chủ, về giá trị vật chất thì cây lựu hạnh đem lại lợi ích kinh tế với những chùm hoa đẹp và những quả ngọt với nhiều chất dinh dưỡng. Nên lựu hạnh là một loại cây xứng đáng cần có trong mỗi gia đình.
Cây xanh hoàng gia chuyên cung cấp các loại cây công trình, cây đô
thị, cây biệt thự nhà vườn đủ các kích thước khác nhau.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Cây Xanh Hoàng Nguyên có bán cây trầu bà đế vương đỏ không ta?
Trả lờiXóa