Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Chú ý về phong thủy khi trồng cây cối sẽ mang lại may mắn và thuận lợi cho phòng làm việc của bạn.
Đại đa số chúng ta làm việc trong thời nay đều tiếp xúc rất nhiều với máy tính cũng như các đồ điện tử. Bởi lẽ đó mà không ít người chọn một chậu cây đặt trên bàn làm việc không chỉ để phòng trừ những tác hại do các tia bức xạ từ máy tính gây ra mà còn góp phần tăng vận may trong công việc nữa. Và chọn cây gì, đặt ở vị trí nào cũng cần tỉ mỉ đôi chút, hãy cùng xem nhé.
Cây cảnh màu xanh: chọn theo tổng thể
Một văn phòng làm việc bình thường sẽ đều có máy tính, thậm chí là dùng rất nhiều.
Chậu cây cảnh màu xanh bất kể là dưới góc độ phong thủy hay là góc độ khoa học thì đều quan trọng cho sức khỏe con người. Bởi thế mà khi chọn đặt một chậu cây cảnh trên bàn làm việc hãy lựa chọn những cây có màu xanh đầy sức sống nhé.

Ví trí cho những cây xanh trong phòng làm việc: cần phù hợp với hung cát
Một phương pháp sắp xếp theo phong thủy thường thấy là đặt những cây có lá to ở những nơi chính diện, gây sự chú ý nhất; những cây nhỏ hơn được đặt ở những nơi xa tầm nhìn hơn đôi chút. Không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn có tác dụng hóa giải tà khí.


Cây xanh trong phòng làm việc: ngũ hành tứ phương phải tương thích
Bất kể đó là trong chính ngôi nhà của bạn hay là ở công ty thì bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cũng cần phải tương thích với ngũ hành. Trong ngũ hành sẽ chỉ ra vị trí này thích ứng với người nào, chức vụ nào, đây là điều cần được chú ý nghiên cứu cho kỹ lưỡng.



 Cây xanh trong phòng làm việc: Cây to hay nhỏ cần hợp với phong thủy
Điều quan trọng nữa khi đặt một chậu cây cảnh trong phòng làm việc là cần chú ý xem nó có phù hợp với kết cấu, không gian to nhỏ của căn phòng đó hay không. Không nên chọn cây quá to mà gây tác dụng ngược lại, thậm chí là mang đến những lợi ích đi ngược với mong muốn của chúng ta.

                                                                                                                                                               Theo Mai Nguyễn (Khám phá)

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Một gốc cây chuối bất ngờ xòe thân, trẻ thành hai quầy khi ra trái đã khiến cho hàng trăm người dân ở xã Suối Trầu và xã Long An, huyện Long Thành (Đồng Nai) những ngày qua xôn xao về hiện tượng lạ có một không hai này.
Anh Tám (SN 1972, ngụ huyện Long Thành, Đồng Nai) người làm rẫy ở khu vườn chuối nhà mình cho biết: “Trong lúc đi bón phân cho cây trong rẫy vào buổi sáng tui bất ngờ khi thấy gốc một cây chuối xòe hình nan quạt. Một thời gian sau theo dõi thì thấy gốc chuối này đã ra hoa và trẻ từ một thân ra hai quầy có khoảng mười nải chuối kết trái bên quầy của thân cây chuối.

Anh Tám người chủ rẫy khá bất ngờ trước hiện tượng lạ xảy ra ngay trong rẫy nhà mình


Gốc cây chuối xòe hình nan quạt (Giống hình dáng cây chuối rẻ quạt)
Thấy lạ tui hỏi bà con thì họ nói là lộc của thiên nhiên ban tặng, có người nói tui chặt bỏ cây chuối này nhưng tui nghĩ của tự nhiên thì không nên phá. Sự việc cứ thế được đồn thổi khắp nơi khiến cho nhiều người kéo về đây xem gốc cây chuối lạ”.


Theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu rẫy nhà anh Tám nơi có cây chuối lạ vào buổi sáng ngày 7-10, người dân ở hai xã Suối Trầu và xã Long An đều đến đây xem hiện tượng cây chuối. Người chủ khu rẫy cho biết, chưa từng gặp hiện tượng cây chuối ra hai quầy bao giờ, đây là lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực huyện Long Thành.

Cây chuối cho ra hai quầy lạ thường
Được biết đây là giống chuối cau, vỏ mỏng và cho ra trái ăn có mùi thơm nồng, người dân ở đây rất chuộng giống chuối cau. Một số người dân vì thấy ngộ nghĩnh nên đã tìm đến đây chụp hình, để tận mắt được thấy cây chuối lạ.
(Theo CAND)


Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

On 10:20 CH by Unknown in     No comments
Phòng ngủ của người Nhật đem lại nơi nghỉ ngơi thoải mái, có lợi cho sức khỏe dù diện tích nhỏ, không có nhiều đồ đắt tiền.
Theo Lovely Home, phong cách thiết kế phòng ngủ Nhật hướng tới lối sống chậm, đậm chất thiền, giúp tìm kiếm sự hài hòa, bình yên trong chính bạn.
Trong phòng ngủ không có nhiều đồ điện tử như tivi, đầu đĩa...
Lợi ích của phòng ngủ kiểu Nhật
- Lưu thông không khí: Trong phòng hạn chế tối đa đồ đạc để các luồng khí có thể luân chuyển mà không gặp chướng ngại vật nào. Vào ban ngày, đệm, chăn, gối đều được cất gọn trong các tủ đồ sát tường.
- Thực tế: Một vật dụng có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Bạn có thể ngồi trên một chiếc hòm, bên trong hòm đựng chăn gối. Chiếu trải sàn giữ ấm cho đôi chân cũng là nơi trải đệm để ngủ vào buổi tối.

- Thân thiện với môi trường: Đa số nguyên liệu làm phòng ngủ có nguồn gốc thiên nhiên như gỗ, giấy, vải. Hiện tại, các kiến trúc sư sử dụng thêm kính.
- Tính cơ động: Chức năng phòng ngủ thay đổi theo thời gian trong ngày và nhu cầu của chủ nhà. Vào ban ngày, đó có thể là phòng khách, chỗ tập yoga còn buổi tối, gia chủ trải đệm, chăn gối để ngủ.

Người Nhật du nhập giường kiểu châu Âu nhưng lựa chọn loại có độ cao vừa phải.
Cách thiết kế
- Màu sắc: Không sử dụng màu rực rỡ. Để đạt được sự thư thái, bình thản, phòng nên sử dụng tông màu trung tính, tinh khiết, tươi sáng như trắng, xám, kem, be. Một vài đồ màu đen, nâu đậm được kết hợp bổ sung.
- Sàn: Sử dụng sàn gỗ hoặc tre. Phía trên có trải chiếu, một năm thay hai lần.
- Tường: Dán giấy hoặc sơn sáng màu, cửa trượt khung gỗ, tre dán giấy hoặc kính mờ.
- Ánh sáng: Các loại đèn trần có ánh sáng dịu nhẹ, mờ ảo. Đèn ngủ có thể là đèn lồng truyền thống.
- Đồ đạc: Thiết kế dựa trên các hình học đơn giản, không có chạm trổ cầu kỳ. Số lượng đồ rất ít, bàn ghế thấp. "Giường" truyền thống của Nhật là đệm được cất trong tủ. Những năm gần đây, ở Nhật bắt đầu có giường kiểu châu Âu nhưng cũng rất thấp.
An Yên

Nguồn: vnexpress.net

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Cây đào, liễu, hồ lô... không chỉ làm đẹp sân vườn mà còn có khả năng bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình bạn.
Giống như nhiều yếu tố, chi tiết trang trí quan trọng khác, cây xanh giữ một vai trò rất đặc biệt và thường có sức sống mạnh mẽ. Bạn nên trồng thật nhiều cây cối khỏe mạnh để tạo ra môi trường sống trong lành và sôi động.
Ngoài ra, nó có thể “giết chết” sự bức xạ và tĩnh điện xuất phát từ nhiều loại hàng hóa trong những ngôi nhà hiện đại. Cây xanh có thể giải phóng khí oxy thông qua quá trình quang hợp, đảm bảo bầu không khí trong lành cho bạn.
Nhiều loài cây có kết cấu và chức năng đặc biệt cũng như có mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực tâm linh. Chúng sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ cho cuộc sống của con người. Có rất nhiều người không tin vào phong thủy nhưng bạn có thể trồng một số loại cây để tránh điều xấu và thu hút may mắn cho gia đình. Thực tế, không phải tất cả cây xanh đều có khả năng này mà chỉ có sự lựa chọn đúng đắn mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn.
Bạn có thể tham khảo một số loại cây bảo vệ ngôi nhà theo quan điểm dân gian dưới đây:
1. Cây đào


Cây đào là tinh hoa của Ngũ Hành, trải qua một mùa đông giá rét, khi chỉ vừa mới xuân sang lập tức nó đã ra đâm chồi khai hoa. Quả đào được cho là có tác dụng giúp trường thọ, cho nên mỗi khi năm mới qua đi thường lấy cành đào treo trên cửa, có thể chế được xui xẻo.
2. Cây bách
Cây bách (hay cây tuyết tùng) là loài cây tượng trưng cho sự thẳng thắng, không xu nịnh, được tông xưng vị trí đứng đầu của các loài cây. Gỗ cây bách có hương thơm ngát và khí thế của nó thì hùng tráng, được ví với người quân tử nên có thể loại bỏ mọi vận rủi.
3. Cây bạch quả


Cây bạch quả - còn có tên gọi khác là cây ngân hạnh, cây rẻ quạt - không chỉ có tác dụng trong y học truyền thống mà nó còn có thể xua đuổi những điều không tốt lành, may mắn. Cây bạch quả có thể sống đến hàng nghìn năm và vì hoa của nó chỉ nở vào ban đêm nên con người rất hiếm khi nhìn thấy. Do đó, nhiều người vẫn xem cây bạch quả như một sức mạnh huyền bí che chở cho ngôi nhà khỏi những điềm xấu.
4. Cây hồ lô
Trong phong thủy, cây hồ lô là loại cây có thể khắc chế vận đen. Vì cây có nhiều trái, nhiều hạt nên được gọi là "đa tử đa phúc". Con người thường làm giàn trồng hồ lô quanh nhà để mọi sự được an lành, tốt đẹp.
5. Cây liễu


Liễu là tên một vì sao trong thập nhị bát tú, đã có vai trò bảo vệ hiệu quả từ thời cổ đại. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bồn chồn khi ở trong nhà hoặc thường gặp những điều xui xẻo thì tốt nhất nên trồng cây liễu trong sân vườn hoặc treo một chùm cành liễu bên ngoài cửa.
6. Cây thù du
Cây thù du có ba loại, trong đó ngô thù du dùng làm thuốc, thực thù du dùng chế biến đồ ăn và còn lại là sơn thù du. Ở đây chúng ta nói đến ngô thù dù, là một loại cây cát tường, hương vị rất nồng nàn có thể làm thuốc.
Tập tục xưa vào ngày tết Trùng cửu (9/9), đeo thù du trên người có thể đẩy lui được hạn xấu.
7. Cây ngải cứu


Từ xưa, con người đã trồng hoặc treo lá ngải cứu trên cổng nhà để tránh khỏi những ảnh hướng xấu. Cho tới nay, con người vẫn tiếp tục làm theo cách dân gian đơn giản mà hiệu quả này.
Vào tết Đoan Ngọ ( 5/5 Âm Lịch) lấy cây ngải chế thành “Ngải Hổ” mang trên mình, thì có thể tránh được mọi điều không tốt lành.

(Khampha.vn)
Những loại cây cảnh vừa đẹp vừa ý nghĩa dưới đây sẽ góp phần mang lại may mắn, “hút tài lộc” vào không gian sống và làm việc của bạn.
Sự hiện diện của cây xanh không chỉ giúp điều hòa không khí, tô điểm nét xanh tươi mới mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Không những thế nếu bạn đang muốn trang trí cho căn phòng nhỏ của mình hoặc F5 bàn làm việc thì những loại cây cảnh dưới đây là lựa chọn vô cùng thích hợp.


Cây Kim ngân
Kim ngân là loại cây được đánh giá cao về phong thủy, mang lại may mắn, giàu có cho người sở hữu. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Hiện nay, loài cây có cái tên mang ý nghĩa “tiền vàng” này ngày càng được lựa chọn để trang trí nội thất ở nhiều nơi trên thế giới.


Cây Kim tiền
Cây kim tiền còn có tên gọi khác là Kim phát tài, thuộc loại cây có lá kép. Đặc điểm nổi bật là phần lá xanh thẫm, to khoảng ngón tay cái mọc đối xứng hai bên cọng lá. Các nhánh to khoẻ vươn lên cao, sống tốt cả trong môi trường thiếu ánh sáng và không khí. Kim tiền được xem là loại cây "phú quý" có tác dụng “phát tài phát lộc” nhờ đặc điểm sinh sôi và không ngừng phát triển các nhánh.


Cây Đế vương
Đại đế vương là loại cây thuộc họ trầu bà, ưa bóng râm và nơi ẩm. Đúng như tên gọi của mình, cây thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy và sức mạnh của người lãnh đạo. Chính vì thế, dân công sở cực kỳ yêu thích loại cây này với mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Ngoài ra, cây còn có tác dụng xua đuổi tà ma, chướng khí, đem lại cảm giác thư thái cho con người.


Cây phú quý
Cây phú quý ngày càng được ưa chuộng và trồng làm cây cảnh bởi nó có lá màu xanh viền đỏ hồng rất đẹp mắt. Đây là một giống cây có nguồn gốc từ Indonesia, có khả năng thanh lọc không khí, giảm bớt ô nhiễm khói bụi, giúp không gian sống trong lành hơn. Theo quan niệm phong thủy, cây phú quý còn tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành trong cuộc sống.


Cây ngọc ngân
Ngọc ngân không chỉ đẹp ở những phiến lá xanh pha đốm trắng mà còn rất mạnh khỏe bởi bộ rễ vững chắc, mang đến sự hài hòa cho loại cây này. Người ta tin rằng, trưng bày một chậu ngọc ngân trên bàn làm việc hay phòng khách sẽ đem đến nhiều bổng lộc. Hơn nữa, cây rất ưa bóng râm và thích nghi tốt với môi trường máy lạnh trong văn phòng.


Cây vạn lộc
Theo tên gọi, vạn lộc sẽ là loại cây cảnh mang lại cho gia chủ vô vàn tài lộc. Cây có màu sặc sỡ như đỏ, cam, hồng,… với viền lá màu xanh. Lá cây dày, bóng, nổi gân, mọc thẳng đứng, tán phủ tròn. Từ tên gọi, hình dáng cho đến màu sắc của cây đều vô cùng bắt mắt và tràn đầy năng lượng. Vì thế nên vạn lộc rất sang trọng và có ý nghĩa tốt trong phong thủy.


Cây may mắn
Cây may mắn được trồng trong chậu sứ nhỏ với lớp cỏ xanh mượt bên dưới, mỗi cây thường có 3 hoặc 5 quả, bao quanh thành hình tròn phần dưới thân tạo nên sự hài hòa, vững chắc. Cây sống tốt trong môi trường có ánh sáng nhẹ, tượng trưng cho sự sung túc, đem đến phúc khí cho ngôi nhà, phòng làm việc,… giúp gia chủ luôn giữ được sự tinh thông, sáng suốt.


Cây may mắn
Cây phất lộc (hay còn gọi là cây phất dụ) có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Nó tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt nhưng luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang, là một loại cây mang đến năng lượng dồi dào. Phất lộc có nhiều đốt rỗng nên theo phong thủy thì tinh thần của gia chủ cũng theo đó mà dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.
Đa búp đỏ
Đa búp đỏ (đa cao su, đa dai) có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây cảnh được ưa thích để trang trí. Cây có hệ hễ chắc khỏe cộng với khả năng hút bụi và các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride,... trong không khí. Đa búp đỏ mang trong mình biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai, nên có thể che chở, đem lại sự bình an cho gia đình của bạn.


Cây đa búp đỏ
Những chậu cây cảnh "hút tài lộc" trên được bán với giá khoảng từ 200.000 - 350.000 đồng tùy thuộc vào kích thước của cây và chậu trồng. Bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng chuyên kinh doanh cây cảnh trang trí nhà, văn phòng hoặc tham khảo trên các trang web bán hàng online uy tín trên toàn quốc.
(Theo Trí thức trẻ) 


Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Tất cả các loại cây cảnh đẹp đều có tác dụng riêng, vì thế, bạn phải biết rõ mục tiêu của mình là gì, trước khi đặt chúng ở bất kỳ khu vực nào của ngôi nhà. Ngoài ra, cây thật luôn là lựa chọn tốt nhất, hoàn hảo nhất bởi vì những thứ nhân tạo sẽ chỉ mang lại những mối quan hệ giả tạo cho cuộc sống của bạn.
Không chỉ có tác dụng trang trí, thiết kế sân vườn, những loài cây cảnh còn góp phần quan trọng trong việc hút tài vận, mang lại sự may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
1. Hoa sen


Hoa sen cũng được đánh giá là một trong những loại cây phong thủy tốt lành nên có trong nhà. Loài hoa này được tin tưởng rằng truyền cảm hứng cho hòa bình và sự mãn nguyện, tượng trưng cho những cơ hội mới.
Hoa sen cũng gắn liền với Đức Phật. Việc trồng hoa sen sẽ tạo ra sự tăng trưởng của ý thức tâm linh. Nếu có đài phun nước, ao, hồ, tiểu cảnh nước… thì hoa sen chính là loài hoa phải có cho ngôi nhà của bạn.
2. Cây phất dụ

Phất dụ thường gắn liền với nhóm cây phong thủy thân thiện với con người. Phất dụ rất dễ trồng, không cần quá nhiều ánh sáng và nhờ vào khả năng sống trong nước nên vô cùng phù hợp trang trí phòng tắm và phòng bếp.
Số lượng thân cây phất dụ cũng rất quan trọng. Mỗi con số riêng biệt lại mang ý nghĩa khác nhau, đại diện cho những lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, số 2 dành cho tình yêu và hôn nhân, số 3 dành cho hạnh phúc, số 5 dành cho sức khỏe, số 8 dành cho sự giàu có và thịnh vượng và số 9 dành cho vận may.
3. Hoa cúc 

Hoa cúc, đặc biệt là hoa cúc vàng được đánh giá rất cao vì màu vàng được coi là tốt lành nhất và có mối liên hệ với cuộc sống dễ dàng. Nó cũng mang đến sự yên tĩnh, làm giảm sự đau buồn và lo lắng. Hoa cúc cũng giúp làm sạch không khí và rất dễ chăm sóc.
Mặc dù những loại cây và hoa kể trên rất tốt theo phong thủy, bạn vẫn cần phải chăm sóc chúng thường xuyên và thay mới khi cây khô héo hoặc chết. Tốt nhất là tránh để những bông hoa khô héo vì chúng tích tụ năng lượng trì trệ.
4. Hoa mẫu đơn


Hoa mẫu đơn có thể được sử dụng để cải thiện và nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt đẹp hơn, khuyến khích khả năng sinh sản và nâng cao danh tiếng.
Mẫu đơn có rất nhiều màu sắc khác nhau và đương nhiên, mỗi màu lại ẩn chứa ý nghĩa riêng biệt, do đó, bạn phải lựa chọn thật chính xác. Ví dụ, hoa mẫu đơn đỏ chắc chắn rất hợp trang trí trong các gia đình có con gái đến tuổi kết hôn…
5. Cây hồng môn, tiểu hồng môn

Cây Hồng môn gồm 3 loại chính: đại hồng môn, trung hồng môn, và tiểu hồng môn. Trong đó, đại hồng môn và tiểu hồng mông là loài được ưa chuộng hơn cả không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn bởi sự may mắn, bình an mà nó mang lại.

Theo cha ông xưa thì “Lộc” ứng với tài lộc, “Vừng” ứng với nhỏ nhưng nhiều. Hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự, tức là chuyện vui trong nhà. Tóm lại, cây lộc vừng có ý nghĩa mang lại nhiều lộc, nhiều niềm vui trong gia đình. Nên trồng cây ở sân trước, vị trí thoáng đãng cả 4 phía để tán cây phát triển đều.
                                                                                                                   Trang Trang (t/h)/Khoevadep


Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Cây cảnh (cây bonsai) đẹp theo từng góc độ của mỗi người khác nhau. Cùng tham khảo 8 loại cây bonsai mini để trong nhà hoặc để bàn đẹp nhất thế giới dưới đây
Bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc với tên gọi là penzai. Tuy nhiên, qua thời gian sự lớn mạnh của dòng cay canh dep được ưa chuộng này lại ở đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản) dưới Đạo Thiền.
Cây bonsai cảnh nhỏ và đẹp theo các dáng và hồn tùy từng người chơi. Sở dĩ có khá nhiều dáng độc lạ và mới mẻ như vậy là do áp dụng công nghệ mới cắt tỉa... Hiếm có loại tự nhiên với tuổi thọ hàng trăm năm mà đẹp mê hồn. Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu các bạn các dáng cây, thế cây dòng cây cảnh đẹp - bonsai tại Việt Nam, ở bài viết này mời các bạn tiếp tục tham khảo 8 loại cây cảnh minicó thể để bàn làm việc và được đánh giá là đẹp nhất thế giới: 
1. Tử Đằng - cây cảnh được đánh giá đẹp nhất thế giới
Dáng mảnh kiêu sa lả lướt nhưng đầy tinh tế. Có chút son sắc của màu tím, sự thủy chung tinh khiết... Nhiều người hay tâm niệm và có định nghĩa chơi cây bonsai là chơi gốc cây, đẹp ở cái gốc, cái thân! Các cụ sành bonsai đẹp có thể cho y kiến riêng về từng loại dưới đây để trao đổi kiến thức về bonsai nhé!
Theo người Trung: Tử Đằng được mang làm quà biếu tặng có ý nghĩa tôn vinh tình bạn, quý mến và tin tưởng... Ở phương tây, họ còn thêm những khái niệm về quý mến, tôn trọng và bày tỏ sự ngưỡng mộ lẫn nhau.



2. Cây táo bonsai
Để bình và bàn về cây cảnh thì mỗi người một ý chẳng ai giống ai. Có rất nhiều người mới nhìn qua bảo đẹp nhưng khi được hỏi lại đẹp về cái gì thì chưa trả lời đúng hoặc thiếu ý. Theo bạn, cây táo này có phù hợp phong thủy và làm loại cây cảnh mini để bàn được ko?



3. Cây cherry - xếp thứ 3 trong bộ những cây cảnh đẹp nhất thế giới
Với kiểu dáng thanh nhỏ, lúc lắc trĩu cành quả. Cherry dưới đây được nhiều người chơi cây cảnh đánh giá là top 10 cây cảnh đẹp nhất thế giới. Cherry là loài cây ôn đới, được trồng nhiều nhất ở châu Âu.
Một vài lưu ý cho các cụ nếu có nhã hứng chế tác cherry thành bonsai:(tên khoa học: Prunus pseudocerasus)
Cây ưa sáng, khi có đủ ánh sáng cây mới cho quả ngọt và màu đỏ đẹp mắt. Cây ưa khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu lạnh và sợ nóng.



4. Cây hoa anh đào
Nhắc đến người Nhật ta thường nhớ đến xứ sở của loài hoa anh đào. Ngày nay, người chơi cây cảnh đã biến hoa anh đào thành dạng bonsai mini và dùng làm vật trang trí để bàn. Tạm chưa nhắc đến phong thủy làm việc. Nhìn cây không lá mà chỉ đơm hoa nó như chứa đựng lộc tài tấn tiến, đây là cái gốc cái ngọn thành quả thấy rõ nhất. Loại Hoa Anh Đào để bàn thường được dùng cho các văn phòng, người kinh doanh - ý kiến cá nhân!
Hoa anh đào mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, phản ánh trên toàn bộ văn hóa của người Nhật, từ trà đạo đến gốm sứ wabi sabi. Đời hoa ngắn ngủi nhắc người ta phải luôn trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên.
Hoa còn là biểu tượng của một khởi đầu mới, nhìn chung anh đào không chỉ là những cánh hoa sắc hồng xinh xắn, mà còn là hiện thân của cội nguồn văn hóa và tư tưởng triết học Nhật



5. Cây hoa Mẫu Đơn - cây bonsai mẫu đơn
Cũng như Hoa Anh Đào, Hoa mẫu đơn cũng được chế tác thành cây bonsai mini dùng để bàn làm việc. Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh hoa. Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp.
Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa "sự e lệ"
Thông tin thêm: Dược tính của Mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận...Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng



6. Cây bonsai đẹp - cây cảnh đẹp
Dòng cây lá kim, cây bonsai dưới đây có tuổi thọ hơn 800 năm. Thuộc dòng cây cảnh già lâu năm bậc nhất thế giới


7. Cây ớt cảnh mini để bàn làm việc
Cây ớt cảnh mang nhiều ý nghĩa trong dịp đầu xuân. Ngoài đào, mai, quất ra còn có rất nhiều loại cây theo quan niệm sẽ mang đến may mắn cho gia đình bạn
lưu ý khi chọn những loại cây ớt bonsai hoặc ớt cảnh mini nên có cả chùm quả đỏ lẫn xanh và hoa (khác màu)... Đây cũng chính là để có ý nghĩa lộc, quả… tràn đầy


8. Táo cảnh 1 quả
Cây táo tây hay còn có tên gọi khác là Bôm, nó là một cái tên có từ thời pháp thuộc vì phiên âm từ tiếng pháp thì cây táo tây có tên gọi là pomme. Ngoài ra cây táo tây còn có tên khoa học là malus domestica

Cây táo tây có nguồn gốc từ Trung Á, Cái nơi mà hàng ngàn năm trước đây tổ tiên của chúng là loài táo dại Tân Cương vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến tận  ngày hôm nay
Không mang nhiều ý nghĩa phong thủy hay tín ngưỡng, cây táo cảnh là một trong những cây cảnh đẹp mang dáng cây khỏe khoắn dùng để trang trí nhà, đồng thời nó còn là loại cây trồng trong nhà sang trọng và đẹp mắt.
Nguồn: Tổng hợp


Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

On 11:08 CH by Unknown in     No comments
Trong những ngày đông lạnh giá ở nước ta, một vài chậu cây cảnh trong nhà có thể khiến cho căn phòng của bạn trở nên ấm cúng và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, không phải loại cây cảnh nào cũng chịu được thời tiết giá lạnh và chúng cần phải được chăm sóc đặc biệt để luôn khỏe mạnh trong những tháng mùa đông.

Dưới đây là một số lời khuyên cho việc chăm sóc cây cảnh trong nhà của bạn trong mùa đông sắp tới:
1. Cung cấp cho cây đủ ánh sáng.
Cũng như con người, cây cảnh cũng cần ánh sáng mặt trời để sinh sống và phát triển, nhưng thật khó để có được chúng giữa những ngày mùa đông giá lạnh này.
Lượng ánh sáng tự nhiên mà các hộ gia đình, các văn phòng làm việc có được trong những tháng mùa đông là rất ít, và nếu ngôi nhà của bạn không đối mặt với các hướng đông và tây, bạn chỉ có thể có được một lượng ánh sáng trong phòng nhất định và thông qua các cửa sổ cố định. Hãy chuẩn bị để di chuyển các chậu cây cảnh của bạn đến gần các cửa sổ và các khu vực mà có lượng ánh sáng chiếu vào nhiều nhất trong mùa đông.
Hãy chắc chắn rằng các cửa sổ được lau sạch cả bên trong lẫn bên ngoài để ánh sáng có thể chiếu vào được tối đa. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bất kỳ lớp bụi nào trên lá cây đều phải được lau sạch sẽ để lá có thể hấp thụ ánh sáng tốt nhất.
2. Cung cấp nước cho cây đúng cách.
Trong những tháng mùa đông, đa số vấn đề không phải là cây cảnh không có đủ nước, mà là mọi người cung cấp cho chúng quá nhiều nước.
Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra cả phần đất dưới bề mặt chậu cây trước khi tưới cây. Một số chậu cây cảnh cần phải để khô hoàn toàn cả bầu đất trước khi được tưới nước một lần nữa, do đó bạn nên thử ấn xuống đất một vài cm và xem liệu đất đã khô hết hay chưa.
Mặt khác, khi không khí trong nhà bạn quá khô cũng sẽ gây ra một số vấn đề cho cây cảnh. Trong những tháng mùa, đông không khí thường bị khô, hanh và sẽ còn trở nên khô hơn nếu bạn bật các loại máy để làm ấm căn phòng. Để khắc phục điều này, hãy sử dụng các máy phun hơi nước để tạo độ ẩm cho không khí. Nếu bạn đặt chậu cây cảnh trong phòng nơi có máy tạo độ ẩm làm việc liên tục thì bạn có thể không cần phải tưới nước cho chúng nhiều nữa.
Khi bạn tưới nước cho cây cảnh, tốt nhất là bạn nên bỏ chậu cây ra khỏi chiếc đĩa hứng nước và đặt chúng dưới vòi nước tưới để cho nước chảy qua đất và thoát ra phía dưới. Sau đó đặt cây cảnh trở lại trong đĩa và kiểm tra lại trong khoảng 15 phút. Nếu có bất kỳ nước thừa nào chảy ra chiếc đĩa, bạn cần đổ nó đi ngay.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Cây cảnh trong nhà thường có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới với các loại màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau, điều này cũng khiến cho chúng có một phạm vi khác nhau về mức nhiệt độ mà chúng ưa thích. Hãy chắc chắn rằng bạn biết nhiệt độ lý tưởng của các loại cây cảnh trong nhà mà bạn chăm sóc và hãy luôn để ý đến nhiệt độ trong phòng. Nhiệt độ trong khoảng từ 15 – 28 độ C thường thích hợp nhất cho các loại cây cảnh nhiệt đới, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại cây cảnh mà bạn có.
4. Cắt tỉa và thay chậu cho cây.
Mùa đông là khoảng thời gian bạn nên tỉa lá cho cây nhiều. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào loại cây cảnh mà bạn có, ví dụ như các loài cây Xương Rồng thì cơ bản là không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu các chậu cây cảnh trong nhà của bạn là các loại cây thân leo thì giờ là thời điểm để cắt tỉa chúng thường xuyên rồi đấy.
Loài Xương Rồng cũng không có nhu cầu cần thay chậu, nhưng nếu bạn có các loại cây cảnh thân gỗ có xu hướng chậm phát triển hơn vào mùa đông, bạn cần phải thay chậu cho cây vào gần cuối mùa để chúng sẵn sàng chớm nở và phát triển khi mùa xuân đến.
5. Thường xuyên quan sát các loài sâu bệnh gây hại.
Trong những tháng mùa đông, việc tăng nhiệt từ các lò sưởi, thiếu ánh sáng mặt trời và tăng độ ẩm do độ ẩm không khí thấp đều là những yếu tố có thể dẫn đến việc cây bị sâu bệnh. Các loài thường gây hại cho cây cảnh trồng trong nhà trong mùa đông là nhện, muỗi, nấm, rệp sáp và một số loài khác. Hãy cảnh giác nếu chúng bắt đầu xuất hiện trong nhà, gần các chậu cây cảnh của bạn và hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp để loại bỏ sâu bệnh khi chúng xuất hiệ


Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Những khu vườn mang nhiều phong cách rất khác nhau, chúng chứa đựng sự huyền bí riêng đặc trưng bởi nhiều yếu tố như văn hóa, truyền thống, khí hậu,… Một ví dụ cụ thể khi nói đến khu vườn truyền thống Nhật Bản. Sự giàu có và đầy tính biểu tượng của nó hãy còn để ngỏ nhiều sự giải thích: “Đá cuội trong cát có thể gợi lên hình ảnh con tàu giữa biển cả đối với người này và con người bơi trong mây đối với người khác”.
Dưới đây là một số phong cách thiết kế sân vườn điển hình tiêu biểu hiện nay:
1. Vườn hình học phương Tây
Xuất hiện nổi bật từ thế kỷ XV đến XVII tại các quốc gia châu Âu, trong đó phát triển mạnh nhất tại Ý & Pháp.
Một số điểm đặc trưng:
    – Bố cục đối xứng
    – Hành lang nước
    – Hồ phun nước kết hợp tượng điêu khắc
    – Các mảng cây hoa (parterre) cắt xén
    – Suối nước dọc bậc thang
    – Tượng điêu khắc trang trí
    – Tường cây xanh
    – Cây cắt xén hình học.

Áp dụng phong cách vườn hình học phương Tây hiện nay thường cho các công trình mang tính chất trang nghiêm như các công sở hành chính, quảng trường, vườn hoa trong đô thị và một số nhà ở với các chủ nhà yêu thích nghệ thuật vườn này.
2. Vườn sơn thủy Trung Quốc
Với triết lý tạo dựng mô phỏng từ những cảnh đẹp thiên nhiên và tái dựng khu vườn như những bức tranh sơn thuỷ trong hội họa Trung Hoa. Khu vườn được hình thành với các điểm đặc trưng tiêu biểu:
    – Mặt nước làm trung tâm
    – Sử dụng đá chặn bờ nước
    – Cầu và nhà thủy tạ
    – Cây và hoa có ý nghĩa trong thơ ca và hội họa: cây thông công trình, trúc, mai, sen, lan, liễu, mẫu đơn…
    – Nghệ thuật chơi đá cảnh
    – Sử dụng trường lang và các loại cửa sổ, lỗ tường đóng mở không gian

3. Vườn Nhật Bản
Những hình ảnh và chất liệu từnghệ thuật vườn Nhật Bản từ lâu nay trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thi ết kế vườn nước ta, bởi tính chắt lọc, tinh tế và dễ kết hợp, vận dụng trong các không gian vườn, đặc biệt là những vườn vừa và nhỏ.

Vườn khô: Sử dụng các hình ảnh tượng trưng và chịu sự ảnh hưởng của Thiền nên tạo ra các khu vườn mang tính biểu tượng cao phục vụ cho việc nhìn ngắm và suy tưởng. Sử dụng chất liệu chủ yếu là sỏi, đá, rêu và một số cụm cây hoa, bonsai sắp xếp rất chắt lọc và mang tính tượng trưng như sự sắp xếp của đá trên nền sỏi được cào tượng trưng cho các hòn đảo nổi trên biển, một vài cụm cây bên cạnh các hòn đá tượng trưng cho rừng núi, các viên đá và sỏi tượng trưng cho các dòng suối, thác trong tự nhiên.

Vườn trà: Thể hiện thông qua hình ảnh của Thủy bồn, đèn đá, con đường hoặc lối đi tạo bởi các phi ến đá rời rạc và các hàng rào tre.
4. Vườn Phong Thủy Việt Nam
Với lịch sử có từ lâu đời và gắn liền với triết lý văn hóa phương Đông. Vườn Phong Thủy Việt Nam mà tiêu biểu là các vườn cung đình và nhà vườn Huế. Hiện nay, vườn theo phong cách này vẫn có thể được khai thác và áp dụng trong các khu vườn hiện đại. Tuy nhiên, việc áp dụng đòi hỏi người thiết kế và làm vườn phải có một số kiến thức cơ bản về phong thủy.

Một số đặc điểm của vườn phong thủy Việt Nam
    – Nước tụ tiền đường
    – Sử dụng mô hình tiền án, hậu chẫm, tả thanh long, hữu bạch hổ.
    – Sử dụng hình tròn hoặc vuông
    – Chơi bonsai, non bộ
    –  Sử dụng bình phong trong vườn Huế, sử dụng hình tượng vuông – tròn.
5. Vườn phong cảnh đồng quê Việt Nam
Đây là một xu hướng đang thịnh hành hiện nay ở nước ta, đặc biệt là miền Nam và miền Trung. Nghệ thuật cảnh quan sử dụng các hình ảnh trong thiên nhiên, các chất liệu dân dã trong trang trí sân vườn, người thiết kế mong muốn tái hiện hình ảnh hoặc gợi “hồn” về những cảnh vật thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.

Phong cách này thường được áp dụng trong các không gian sân vườn tương đối rộng như các biệt thự, khu nghĩ dưỡng, công viên hoặc không gian mang tính trình diễn như ở các hội chợ, hội hoa.
6. Vườn cảnh hiện đại
Vườn cảnh hiện đại ngày nay có khá nhiều xu hướng và  thể hiện vườn tùy thuộc vào tài năng của người thiết kế.

Có một số xu hướng như:
    – Sử dụng nghệ thuật sắp đặt: các thành phần đưa vào vườn được chắt lọc và hầu như không có chi tiết thừa, kiểu vườn này thường được áp dụng trong các tiểu cảnh nhỏ trang trí trong nội thất  như ở sân trong, dưới gầm cầu thang, một góc trang trí ở phòng khách hoặc là sân vườn chật hẹp như ở balcony, sân thượng (Hình A).
   – Hiện đại hóa kiểu vườn khô hoặc vuờn trà Nhật Bản: sử dụng các đặc trưng của vườn khô và vườn trà Nhật Bản như sỏi, đá, bồn nước, đèn đá,… theo cách thức, đường nét hình học hiện đại và thêm vào đó các vật liệu phụ từ trong dân gian nước ta như tre, trúc, bình gốm, tượng gốm,… (Hình B).
   – Sử dụng đường nét hình học và các vật liệu mới trong sân vườn như kính, thép, thủy tinh, các loại sơn… và sử dụng sự tương phản, tương đồng giữa các màu sắc, các đường nét hình học quen thuộc mang đến khu vườn một phong cách hiện đại, có tính đột phá (Hình C).
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

On 10:04 CH by Unknown in     No comments
Có khá nhiều phong cách để tạo nên một tổng thể nhà vườn đẹp, bao gồm cả xu hướng châu Âu cổ điển hay hiện đại, nhà vườn kiểu Nhật đậm chất Thiền… Và một phong cách nữa không thể không kể đến là nhà vườn kiểu Việt với sự hiện diện của tre, nứa. Rất gần gũi, thân thuộc.
Là loài cây tạo cảm giác mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông nhờ tạo thành lũy, vừa chắn gió, vừa che nắng hiệu quả nên tre, nứa ngày càng được sử dụng phổ biến trong thiết kế nhà vườn. Không chỉ hiện diện dưới dạng bụi, khóm, tre, nứa còn được tạo thành khung mái nhà, bàn ghế, mành cửa, mang lại sự gần gũi với thiên nhiên và dễ chịu.

Với đặc trưng nhà vườn là tạo sự gần gũi với thiên nhiên, sử dụng đa phần là chất liệu gỗ trong hệ khung, cửa, đồ nội thất với chất liệu gỗ thay vì các chất liệu hiện đại như nhựa, kim loại… thì việc sử dụng tre để điểm trang lại càng thêm phù hợp. Có không ít gia đình sử dụng tre, nứa để thay cho gỗ, vừa tiết kiệm chi phí, trong khi chất liệu tre vẫn đảm bảo được độ bền, màu sắc bắt mắt không khác gì các loài gỗ lâu năm.

Tre có thể để nguyên cây để mang lại cảm giác hòa quyện cùng thiên nhiên một cách tối đa, vừa có thể biến tấu thành mành, rèm làm duyên cho các khung cửa. Theo tính toán của các chuyên gia xây dựng, một ngôi nhà có thể sử dụng lên đến 90% thành phần là tre nứa, từ kết cấu nhà, tường và đặc biệt là đồ nội thất, mang lại một tổng thể cực gần gũi với thiên nhiên.

Nếu làm một phép so sánh với gỗ thì tre có giá thành “mềm” hơn vì phát triển trong vòng đời ngắn. Trong khi đó về mặt chất lượng, độ bền và đẹp của tre chỉ kém các loài gỗ quý. Bên cạnh đó, một ưu thế rất đặc trưng của tre là tạo cảm giác mát mùa hè và ấm mùa đông. Trên thân gỗ tre có rất nhiều lỗ chân lông, kết cấu ống có lỗ hổng bên trong, do đó tre sẽ tỏa khí lạnh khi đêm xuống. Ngay cả khi đó là cây đã được khai thác và chế biến thành gỗ.

Bạn có thể sử dụng tre để tạo phần khung cho mái nhà, tạo thành mành cửa, bàn ghế nếu muốn mang lại một không gian thoáng đãng, dễ chịu. Khi sử dụng cho những không gian ngoài trời, nên chọn loại tre lâu năm, có tính chịu nhiệt và chịu nước cao nhờ được sơn phết, xử lý kỹ càng. Thậm chí ở những khu vườn resort, người ta còn để nguyên cả thân cây tre để không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
Theo Đào Thơ/tcxd.vn